Lịch sử Bệnh_viện_Phong_–_Da_liễu_Trung_ương_Quy_Hòa

Vào khoảng năm 1929, một linh mục người Pháp có tên Paul Maheu thấy Quy Hòa có nhiều điều kiện phù hợp nên đã quyết định xây dựng một khu điều trị cho bệnh nhân phong mang tên Bệnh viện Laproserie de Quy Hoa. Năm 1932, Paul Maheu về lại Pháp, dòng Phan sinh ở Pháp cử 6 nữ tu đến Quy Hòa để phục vụ bệnh nhân. bệnh viện được Charles Antoine và Ozithe xây dựng lại, có cả khu nhà để người bệnh đến đây điều trị lâu dài. Cho đến trước khi Nhật đảo chính Pháp, nơi đây đã tiếp nhận, nuôi dưỡng hơn 500 bệnh nhân, trong đó có nhà thơ Hàn Mặc Tử.

Giai đoạn 1945 - 1954, Linh mục Nguyễn Xuân Bàn và Huỳnh Biên được cử về tiếp quản Quy Hòa để chăm lo nuôi dưỡng gần 700 bệnh nhân. Kinh phí do Ủy ban Kháng chiến khu 5 cấp.

Giai đoạn sau 1954 đến trước giải phóng, Các nữ tu dòng Phanxico trở lại Quy Hòa, tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và nuôi dưỡng bệnh nhân phong. Kinh phí do các nước và các tổ chức của Pháp, Đức, Ý,  tài trợ.

Sau giải phóng, ngày 25 tháng 6 năm 1976, dòng Phanxico bàn giao Bệnh viện Quy Hòa cho Bộ Y tế. Bác sĩ Phạm Ngọc Trưng được cử làm người phụ trách đầu tiên sau ngày giải phóng. Bệnh viện Quy Hòa được đổi tên thành Khu Điều trị Phong Quy Hòa từ đây. Khu Điều trị Phong Quy Hòa được thành lập Ban giám đốc, Chi bộ, Công đoàn cơ sở, Hội phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng bệnh nhân và các tổ, khối. Bện viện đã củng cố các khoa, phòng, sắp xếp nơi ăn chốn ở cho bệnh nhân. 1999, Khu Điều trị Phong Quy Hòa được đổi tên thành Bệnh viện Phong – Da liễu Quy Hòa. Bệnh viện ngày một được nâng cấp và phát triển đến ngày nay.

Nhiệm vụ của Bệnh viện không còn đơn điệu lẻ loi điều trị bệnh nhân phong, không còn bó hẹp trong làng phong Quy Hòa, mà đã mở rộng ra tất cả các lĩnh vực Da và hoa liễu, người bệnh HIV/AIDS, chỉ đạo và phụ trách 10 tỉnh (nay là 11 tỉnh) khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và một số bệnh đa khoa khác.[1]